Trang chủ » Cáp quang » Tin tức mới cập nhật về đứt cáp quang biển Việt Nam 2023

Tin tức mới cập nhật về đứt cáp quang biển Việt Nam 2023

(Cập nhật mới nhất 27/09/2023)

Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã gặp sự cố, gây mất dung lượng truyền dữ liệu Internet trên hướng kết nối đi Singapore từ sáng 27/9. Hiện nguyên nhân dẫn đến sự cố xảy ra với tuyến cáp biển AAE-1 chưa được xác định.

AAE-1 là hệ thống cáp biển đầu tiên kết nối tất cả các khu vực châu Á, Trung Đông, châu Phi, châu Âu với độ trễ kết nối thấp nhất giữa các khu vực này. AAE-1 được kết nối tại các trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới và được đưa vào khai thác từ tháng 7/2017.

Hiện tại, đã có 2 tuyến cáp quang biển IA, SMW3 hoàn thành việc sửa chữa. Năm tuyến cáp biển quốc tế mà các nhà mạng tại Việt Nam đang khai thác, sử dụng gồm IA (còn gọi là Liên Á), AAE-1, AAG, SMW-3 và APG, cập bờ tại 2 trạm ở Vũng Tàu và Đà Nẵng. Trong năm 2023 và đầu 2024, Viettel sẽ đưa vào sử dụng thêm 2 tuyến cáp biển là ADC, SJC2 với cập bờ đặt tại Bình Định.

Sửa cáp quang biển

Để đảm bảo sự ổn định cho các dịch vụ internet. Viettel sẽ chuyển tải luồng tuyến sang Tuyến cáp quang Biển khác bao gồm cả dung lượng dự phòng. Trong quá trình chuyển hướng các Khách hàng đang dùng của Viettel có thể gặp trường hợp mạng chậm tại thời gian dùng internet cao điểm . Nếu khách hàng đang dùng internet vẫn thấy tốc độ mạng của mình chậm xin vui lòng quét Virus máy và làm theo các hướng dẫn tại đây

Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại có tất cả 7 tuyến cáp quang (biển và đất liền) đang được sử dụng, tương lai là 8 tuyến, trong đó Viettel sở hữu 6 tuyến cáp. 4 tuyến cáp quang biển đã đưa vào vận hành khai thác là AAE-1 (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), TGN-IA (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), APG (trạm cập bờ đặt tại Đà Nẵng) và AAG (trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu). Viettel cũng đã tham gia đầu tư 2 tuyến cáp quang biển mới (dự kiến đưa vào vận hành khai thác Q4/2023) là ADC và SJC2 (trạm cập bờ đặt tại Quy Nhơn).

Sơ đồ tuyến cáp quang biển APG
Sơ đồ tuyến cáp quang biển APG

Các khách hàng của Viettel có thể xem và tra cứu các gói cước đang dùng tại: Gói cước cáp quang Viettel để đối chiếu và theo dõi cùng nhà mạng.

2. Những cách khắc phục khi đứt cáp quang biển:

Việc học, họp, làm việc qua Zoom có thể bị ảnh hưởng khi các Server máy chủ của ứng dụng này đặt tại nước ngoài. Các khách hàng có thể chuyển qua phần mềm Skype (Ghi được video buổi học) , Google Meet của Google , Microsoft teams có máy chủ đặt tại Việt Nam (Không bị giới hạn thời gian, các tính năng của Zoom (trình chiếu, chia sẻ màn hình, tắt mic..vv) dùng bình thường.

Google Meet và Microsoft Teams hoàn toàn có thể thay thế Zoom

– Restart modem để nhận dải IP mới nhất đã được điều hướng của nhà mạng của bạn. Các bạn dùng 3G hay 4G vào mạng nhanh hơn vì thường được cấp dải IP mới cho mỗi lần vào mạng (việc này cũng tương tự như Restart lại modem)
– Cài đặt Plugin chặn quảng cáo cho trình duyệt Web (Cốc Cốc, Firefox.vv) để tiết kiệm dung lượng. Đây là danh sách các Phần mở rộng (extentions) được khuyên dùng cho trình duyệt Web của bạn.

  1. AdBlock Plus
  2. uBlock Origin
  3. Ghostery
  4. AdBlock
  5. AdBlocker Ultimate
  6. AdGuard

Chặn quảng cáo trên trình duyệt sẽ góp phần làm giảm dung lượng internet và ngăn quảng cáo, mã theo dõi đang xuất hiện trên khắp các trang mạng

– Dùng trình duyệt trên Điện thoại thay vì trên Laptop hoặc Máy để bàn. Do các máy tính trên thường có nhiều phần mềm chạy nền nên tốc độ sẽ chậm.

Xin lưu ý: Các bạn không nên cài thử các phần mềm được quảng cáo là tăng tốc độ internet. Cáp bị đứt thì dung lượng internet sẽ giảm. Không có phần mềm nào kể cả VPN, DNS.vv thay thế được điều đó.

4.3/5 - (6 Bình chọn)