Trang chủ » Cáp quang » Hải trình và lịch sử các tuyến internet cáp quang biển

Hải trình và lịch sử các tuyến internet cáp quang biển

Lịch sử và hải trình các tuyến cáp quang biển:

Trong những tháng lạnh lẽo của năm 1842. Nhà phát minh Samuel Morse đã đem nhúng xuống nước một đoạn dây được cách điện bởi cao su và sợi gai dầu, rồi ông đánh điện qua nó. Tại đầu bên kia của cảng New York, người ta đã nhận được những tín hiệu bằng mã Morse (Moóc-xơ). Những mã Moóc-xơ đặt cột mốc đầu tiên cho những tuyến cáp quang biển nhân loại. Sau thử nghiệm này Samuel Morse tin rằng ý tưởng của William Cooke và Charles Wheatstone về một tuyến cáp thông tin xuyên Đại Tây Dương là hoàn toàn khả thi.

Tuyến cáp xuyên biển thương mại đầu tiên được đặt sau đó gần 10 năm nhưng không phải tại Mỹ mà là ở Đế quốc Anh. Năm 1850. Công ty Điện tín của John Watkins Brett đã hạ ngầm thành công tuyến cáp điện tín xuyên Eo biển Anh, nối liền thông tin hai nước Anh Pháp. Cũng từ đây các thiết bị, máy móc chuyên dụng cho việc đào và chôn cáp biển được phát triển, Chiếc tàu hơi nước có mái chèo Monarch là chiếc tàu đầu tiên chuyên dùng chỉ để đặt cáp xuống biển.


Cáp điện tín đang được chuyển lên tàu Monarch tại Erith

Vào những năm 1980 của thế kỷ 20. Sợi dây truyền tín hiệu làm bằng thuỷ tinh (cáp quang) bắt đầu được ra đời và thương mại hoá. Nhận thấy tiềm năng to lớn của cáp quang biển, Tập đoàn viễn thông AT&T bắt tay cùng 2 nhà mạng khác là France Télécom và British Telecom xây dựng tuyến cáp quang biển đầu tiên nối Mỹ, Anh, Pháp với tên gọi TAT-8. Mặc dù băng thông chỉ có 280 Mbps (gần tương đương với gói SuperNet 5 lắp cho hộ gia đình của Viettel) nhưng nó cũng đáp ứng được 40.000 cuộc gọi xuyên Đại Tây Dương tại thời điểm đó.


Bản đồ đi dây của tuyến cáp quang TAT 8 xuyên Đại Tây Dương

Vậy tuyến cáp quang biển đầu tiên của Việt Nam là tuyến cáp quang nào ?. Đó là tuyến T-V-H nối Vũng Tàu của Việt Nam với Sri Racha của Thái Lan và Hồng Kông. Được đưa vào khai thác từ tháng 11/1995 . Có hai hướng đi với dung lượng mỗi hướng 560Mbps. Tiếp sau đó là các tuyến cáp SMW 3 (1999), IA, AAG, APG (sẽ được nói thêm ở phần sau)

Cáp quang biển Việt Nam

Tuyến-cáp-CMW-3-SeaMeWe-3

Như đã nói ở phần trên. Sau tuyến cáp quang biển T-V-H, Tuyến cáp SMW3 đã được Việt Nam tham gia đầu tư vào năm 1999

  • Hoàn thành: 1999
  • Dung lượng: 320 Gbp/s
  • Chiều dài: 39.000 km
  • Kết nối: Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.

Tuyến cáp quang SMW-3 là một hệ thống cáp quang ngầm viễn thông được đưa vào sử dụng tháng 9/1999 và hoàn thành vào cuối năm 2000. Được xây dựng bởi France Telecom và China Telecom, do Sing Tel quản lý, SMW-3 là tuyến cáp quang duy nhất đi theo chiều kết nối từ châu Á sang Ấn Độ, vào châu Âu, các tuyến còn lại đều đi theo hướng sang Châu Mỹ qua đảo Guam và Hawaii. SMW-3 hiện đang là tuyến cáp quang dài nhất thế giới, cầu nối Internet giữa Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.

Tuyến cáp quang sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang có dung lượng hệ thống là 320Gbps nối Việt Nam với 39 nước trên thế giới. Tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển này cập bờ tại Đà Nẵng

Internet Viettel hiện có mạng lưới hạ tầng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam. Gần 175.000km cáp quang, đã quang hóa được 94% số xã trên cả nước.

Chỉ một thời gian ngắn. Cáp quang Viettel đã liên tiếp có đến 4 đường trục cáp quang (1B, 1C, 2B, 1D) dành cho riêng mình với dung lượng từ 40 Gbps đến 110 Gbps và có khả năng đáp ứng tới 400 Gbps. Trở thành đơn vị sở hữu mạng trục có dung lượng lớn nhất Việt Nam.

Ha-tang-internet-viettel

Internet Viettel kết nối ra 18 hướng Quốc Tế và 7 hướng trong nước (4 hướng tới các đơn vị bạn và 3 hướng qua trạm trung chuyển internet quốc gia Vnnix).

2016. Viettel sẽ thi công đưa vào khai thác đầy đủ 6 tuyến cáp quang Quốc tế để khắc phục tối thiểu các sự cố đứt cáp, hỏng cáp. Cấc tuyến cáp cụ thể như sau:

2008 – Viettel kết nối internet quốc tế qua đối tác Trung Quốc ( 2 trục đất liền)
2009 – Tuyến cáp quang quốc tế đầu tiên có Viettel tham gia AAG (America Asia Gateway). Tuyến cáp này kết nối với Việt Nam tại Vũng Tàu. Nhờ có tuyến cáp này. Internet Viettel đã giảm được giá cước thuê bao xuống. Giảm phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc.

Tuyến cáp quang AAG

Internet Viettel tuyen Lien A

2012 – Sau khi sát nhập với EVN Telecom. Viettel sở hữu thêm tuyến cáp quang biển Liên Á IA (Intra Asia) có dung lượng 50 Gbps. Tuyến cáp này dễ khai thác và tăng thêm dung lượng.

Tuyến cáp quang Liên Á

2012 – 2016. Viettel quyết định đầu tư và tham gia xây dựng hai tuyến cáp quang biển khác (Giảm phụ thuộc vào hai tuyến AAG và IA) là Tuyến Châu Á – Thái Bình Dương APG (Asian Pacific Gateway) và Á-Phi-Âu-1 AAE-1 (Asia – Africa – Europe 1)
Tuyến cáp quang internet Châu Á-Thái Bình Dương (APG)

Internet Viettel tuyen A Phi Au 1

Tuyến cáp quang internet Á-Phi-Âu-1

AAE-1 là hệ thống cáp biển thứ 4 do Viettel tham gia đầu tư xây dựng, bao gồm AAG, IA, APG, AAE-1. Tổng mức đầu tư của Viettel vào dự án AAE-1 là 50 triệu USD và Viettel là đối tác duy nhất chủ trì trạm cập bờ tuyến cáp AAE-1 tại Việt Nam (dung lượng Viettel sở hữu là 2.5Tbps). Chi tiết được đăng tại báo ICT NEWS

4.7/5 - (12 Bình chọn)